Thực hiện 5S

Xuất phát từ triết lý con người là trung tâm của mọi sự phát triển, mô hình thực hành 5S đã được áp dụng tại Nhật bản như một nền tảng để áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng. 5S tạo ra một môi trường sạch sẽ, tiện lợi và giúp cho tổ chức/doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, đem lại niềm tin cho khách hàng.
 

1. Vậy 5S là gì?

Khái niệm 5S (5S methodology) bắt nguồn từ Nhật Bản vào đầu những năm 1980 thế kỷ XX. Năm 1986, 5S được phổ biến ở nhiều nước như Singapore, Trung Quốc, Ba Lan. Được đưa vào Việt Nam khi Nhật mở rộng đầu tư và Vikyno là công ty Việt Nam đầu tiên áp dụng 5S từ năm 1993. 5S giải quyết vấn đề tâm lý, cải thiện điều kiện lao động và không khí làm việc trong tập thể, hoàn thiện môi trường làm việc.

5S là một phương pháp cải tiến đơn giản, dễ hiểu, thực hiện dễ dàng và chi phí thực hiện ít tốn kém, nhưng rất hiệu quả trong việc huy động nhân lực à nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và làm giảm lãng phí.

Bảng 1. 5S là gì?

Tiếng Nhật

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Ý nghĩa

Seiri

Sort

Sàng lọc

Chọn và loại bỏ những thứ không cần thiết

Seiton

Systematize/Stabilize

Sắp xếp

Sắp xếp các đồ vật đúng chỗ

Seiso

Sweep/Shine

Sạch sẽ

Khu vực làm việc luôn được vệ sinh

Seiketsu

Sanitize/Standardize

Săn sóc

Duy trì nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp.

Shitsuke

Self-discipline/Sustain

Sẵn sàng

Thực hiện 4S trên một cách tự giác và tập thể

Khái niệm 5S (5S methodology) bắt nguồn từ Nhật Bản vào đầu những năm 1980 thế kỷ XX. Năm 1986, 5S được phổ biến ở nhiều nước như Singapore, Trung Quốc, Ba Lan... và áp dụng lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1993.

5S là tên của một phương pháp quản lý, sắp xếp nơi làm việc. Theo từ gốc tiếng Nhật, 5 chữ S trong mô hình 5S là viết tắt của Seiri (整理Sàng lọc), Seiton (整頓Sắp xếp), Seiso (清掃Sạch sẽ), Seiketsu (清潔Săn sóc), Shitsuke (躾Sẵn sàng). Nội dung cơ bản là:

 

Seiri: Sàng lọc
- Phân loại những thứ cần thiết và không cần thiết, xác định số lượng.
- Di dời hoặc loại bỏ những thứ không cần thiết.
- Có thể bán đi hoặc tái sử dụng.

Seiton: Sắp xếp 
- Sắp xếp những thứ cần thiết theo thứ tự ngăn nắp, khoa học.
- Sắp xếp đúng vật đúng chỗ theo tiêu chí dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ trả lại.

Seiso: Sạch sẽ 
- Thường xuyên vệ sinh, giữ gìn nơi làm việc, thiết bị, dụng cụ luôn sạch sẽ.
- Hướng tới cải thiện môi trường làm việc, giảm thiểu rủi ro, tai nạn.

Seiketsu: Săn sóc 
- Thiết lập một chương trình để duy trì và kiểm tra việc thực hiện thường xuyên và có ý thức 3S trên.
- Tổ chức việc thi đua và đánh giá kết quả thực hiện giữa các đơn vị để giữ vững và làm tăng sự quan tâm của nhiều người về 5S.

Shitsuke: Sẵn sàng 
Rèn luyện, tạo nên một thói quen, nề nếp tác phong tốt cho mọi người trong thực hiện 5S bằng hoạt động đào tạo và các quy định về khen thưởng, kỷ luật...

Hiện nay, ở Việt Nam, 5S được áp dụng không chỉ ở các công ty, doanh nghiệp mà các tổ chức, đoàn thể xã hội, các cá nhân... cũng đưa 5S vào vận dụng thực tiễn hoàn cảnh của mình. 5S ngày càng phổ biến vì nó không hề khó hiểu, mà còn đem lại nhiều lợi ích thiết thực.

2. Tại sao nên thực hiện 5S?
Thực hành 5S là một chương trình đòi hỏi sự tham gia của tất cả mọi người trong tổ chức/doanh nghiệp. Đây là một phương pháp hiệu quả để huy động con người, cải tiến môi trường làm việc và nâng cao năng suất.

Nguyên tắc của thực hành 5S hết sức đơn giản, không đòi hỏi phải dùng các thuật ngữ hay phương pháp phức tạp nào trong quá trình thực hiện. Thành công trong thực hành sẽ giúp các tổ chức/doanh nghiệp đạt được năng suất cao hơn thông qua:

– Xây dựng một môi trường sạch sẽ, ngăn nắp.
– Mọi người trong cũng như ngoài tổ chức/doanh nghiệp dễ dàng nhận thấy rõ kết quả.
– Tăng cường phát huy sáng kiến.
– Nâng cao ý thức kỷ luật trong cơ quan.
– Chỗ làm việc trở nên thuận tiện và an toàn.
– Cán bộ công nhân viên tự hào về nơi làm việc.
– Xây dựng hình ảnh tổ chức/doanh nghiệp, đem lại cơ hội trong quản lý, kinh doanh.
 
3. Các yếu tố cơ bản để thực hiện thành công chương trình thực hành 5S:
– Cũng như đối với việc áp dụng công cụ nâng cao năng suất chất lượng nào, việc áp dụng thực hành 5S đòi hỏi sự cam kết và ủng hộ của Lãnh đạo cao nhất thông qua việc chỉ đạo thực hiện, tập trung nguồn lực, kinh phí và thời gian.
– Đào tạo và hướng dẫn mọi cán bộ nhân viên trong tổ chức/doanh nghiệp hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa cũng như phương pháp để thực hiện. Từ đó mỗi phòng ban/phân xưởng có thể chủ động đưa ra kế hoạch thực hiện tại đơn vị của mình.
– Sự tham gia của tất cả mọi người – Bí quyết thành công của chương trình thực hành 5S là tạo một môi trường khuyến khích mọi người tích cực tham gia, phát huy sáng kiến và duy trì mội trường làm việc sạch sẽ, thuận lợi và an toàn.
– Duy trì và cải tiến không ngừng, tạo nên một nguyên tắc hoạt động trong tổ chức/doanh nghiệp để đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý và kinh doanh.
 
4. Tổ chức/doanh nghiệp nào có thể áp dụng thực hành 5S?
Thực hành 5S có thể áp dụng tại bất kỳ tổ chức/doanh nghiệp nào: Quản lý, sản xuất, dịch vụ, thương mại.Thực hành 5S thành công tạo nên một môi trường làm việc sạch sẽ, lành mạnh và an toàn, đem lại hiệu quả và thành công cho chính doanh nghiệp. Còn chần chừ gì nữa, chúng ta tiếp tục chương trình nâng cao Năng suất- Chất lượng bằng việc áp dụng thực hành 5S!

5. Các bước áp dụng 5S:
a. SERI (SÀNG LỌC): Là loại bỏ những cái không cần thiết:
Bước 1:
– Bạn hãy quan sát kỹ nơi làm việc của mình cùng với một vài đồng nghiệp.
– Hãy phát hiện và xác định những cái không cần thiết cho công việc của bạn.
– Hãy phát hiện và xác định những cái không cần thiết cho công việc của bạn.
– Hãy phát hiện – Sau đó thì vứt bỏ (hủy) những cái không cần thiết
– Đừng giữ lại những thứ gì không cần thiết cho công việc của bạn.
Bước 2:
Nếu bạn và đồng nghiệp của bạn không thể quyết định ngay được là một thứ gì đó có còn cần thiết cho công việc hay không thì hãy đánh dấu sẽ hủy kèm theo ngày tháng sẽ hủy và để riêng ra một nơi.
Bước 3:
– Sau một thời gian, ví dụ 3 tháng – bạn hãy kiểm tra lại xem có ai cần đến cái đó không. Nếu sau 3 tháng không thấy ai cần đến, tức là cái đó không cần cho công việc nữa.
– Nếu bạn không thể tự mình quyết định thì hãy để ra một thời hạn để xử lý.
Chú ý:
– Khi sàng lọc, bạn không được quên những gì để trong ngăn tủ.
– Việc hủy những cái không cần thiết có thể.
– Khi hủy những thứ thuộc tài sản của tổ chức/doanh nghiệp, bạn nên báo cáo cho người có thẩm quyền biết. Bạn cũng nên thông báo cho những nơi đã cung cấp những nguyên vật liệu, tài liệu thừa đó.
– Khi quan sát xung quanh để tìm ra những thứ không cần thiết ở nơi làm việc của bạn. Hãy tìm mọi nơi, mọi ngóch ngách giống như khi bạn tìm diệt một con Gián vậy. Và sẽ là một phần thưởng nếu trong quá trình đó bạn tìm lại một vài vật có ích mà lâu nay bạn không nhớ để ở đâu.

b. SEITON (SẮP XẾP): Đặt mọi thứ đúng chỗ sao cho thuận lợi khi sử dụng:
Bước 1:
– Bạn phải tin là mọi thứ không cần thiết đã được loại bỏ ra khỏi nơi làm việc của bạn.
– Việc còn lại là bạn hãy suy nghĩ xem để cái gì ở đâu là thuận tiện theo quy trình làm việc đồng thời bảo đảm thẩm mỹ và an toàn.
Bước 2:
– Bạn hãy trao đổi với các đồng nghiệp về cách sắp xếp bố trí trên quan điểm thuận tiện cho thao tác.
– Một nguyên tắc cần chú ý là cái gì thường xuyên hay phải sử dụng đến thì phải đặt gần người sử dụng để đỡ phải đi lại. Cái gì ít dùng hơn thì để xa hơn. Bạn hãy phác thảo cách bố trí và trao đổi với đồng nghiệp, sau đó thực hiện.
Bước 3:
– Bạn phải làm sao cho các đồng nghiệp của mình đều biết được cái gì để ở chỗ nào để tự họ sử dụng mà không phải hỏi ai.
– Tốt nhất là bạn nên có một danh mục các vật dụng và nơi lưu giữ. Hãy ghi chú trên từng ngăn kéo, ngăn tủ, cặp tài liệu để mọi người biết cái gì được lưu giữ ở đó.
Bước 4:
Hãy áp dụng nguyên tắc này để chỉ rõ nơi đặt bình cứu hỏa và những chỉ dẫn cần thiết khác.
Chú ý:
– Mục đích của SEITON (SẮP XẾP) là làm cho nơi làm việc của bạn được an toàn, hiệu quả khi làm việc. Vì vậy, những vật như rèm, màn che để dấu những vật dụng ở phía sau là không cần thiết.
– Nếu bạn có được tiêu chuẩn quy định mức tối thiểu và tối đa lưu giữ vật liệu, tài liệu thì càng tốt.

c. SEISO (SẠCH SẼ): Làm vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc:
Có một mối quan hệ rất mật thiết giữa chất lượng sản phẩm và sự sạch sẽ ở nơi làm việc, nơi chế tạo sản phẩm. Như vậy, SEISO (Sạch sẽ) phải được thực hiện hàng ngày, đôi khi là trong suốt cả ngày. Sau đây là một vài gợi ý cho SEISO (Sạch sẽ) của bạn:
– Đừng đợi đến lúc dơ bẩn mới vệ sinh. Hãy quét dọn, vệ sinh nơi làm việc kể cả máy móc thiết bị, dụng cụ, đồ đạc…một cách thường xuyên, làm cho những thứ trên đây không còn cơ hội để dơ bẩn.
– Giành 3 phút mỗi ngày để làm SEISO (Sạch sẽ).
– Bạn và các đồng nghiệp của bạn có trách nhiệm với môi trường xung quanh nơi làm việc.
– Những người làm vệ sinh chuyên nghiệp chỉ chịu trách nhiệm ở những nơi công cộng.
– Nếu bạn muốn làm việc trong một môi trường sạch sẽ và an toàn, tốt nhất là bạn hãy tạo ra môi trường đó.
– Đừng bao giờ xả rác, khạc nhổ bừa bãi và hãy tạo một thói quen sạch sẽ.

Vệ sinh dọn dẹp cũng là một hành động kiểm tra. Điều này rất quan trọng đối với các nhà máy, công xưởng. Nếu bạn thấy điều này đúng thì hãy bắt đầu từ ngày hôm nay.

Chú ý: Ngoài 3 phút hàng ngày cho SEISO, bạn nên có thói quen làm SEISO trong tuần, trong tháng. Cái lợi do SEISO mang lại sẽ lớn hơn nhiều lần so với thời gian bỏ ra.

d. SEIKETSU (SĂN SÓC): Duy trì sự vệ sinh sạch sẽ ở mức độ cao:
Để không lãng phí những nỗ lực đã bỏ ra, bạn không nên dừng lại sau khi đã thực hiện được 3S. Sau đây là những gợi ý cho SEIKETSU (Săn sóc) của bạn:
– Tạo ra một hệ thống nhằm duy trì sự sạch sẽ, ngăn nắp ở nơi làm việc; cần có lịch làm vệ sinh.
– Phong trào thi đua giữa các Phòng, ban, phân xưởng cũng rất quan trọng và hiệu quả trong việc lôi kéo, cuốn hút mọi người tham gia 5S.

Chú ý: Cần chỉ rõ tên người chịu trách nhiệm về nơi làm việc hay máy móc; Kiểm tra và đánh giá thường xuyên do thành viên của tổ, nhóm, đội 5S của đơn vị thực hiện; Đừng chỉ có tìm chỗ xấu, kém để phê bình mà phải chú ý tìm ra cái hay, cái tốt để khen thường động viên.

e. SHITSUKE (SẴN SÀNG): Thực hiện các S trên một cách tự giác mà không cần phải có ai đó nhắc nhở hay ra lệnh:
– Cần phải làm cho mọi người thực hiện 4S một cách tự giác như là một thói quen hay lẽ sống.
– Không có cách nào thúc ép thực hiện 5S hơn là thường xuyên thực hành nó cho tới khi mà mọi người đều yêu 5S.
– Cần tạo ra một bầu không khí lành mạnh để mọi người thấy không thể thiếu 5S. Muốn vậy bạn cần phải chú ý:
+ Coi nơi làm việc như là ngôi nhà thứ hai của bạn.
+ Nhận thức được Công ty như là nơi bạn tạo ra thu nhập cho bạn và cho gia đình bạn.
+ Nếu bạn mong muốn và thường xuyên làm cho ngôi nhà của bạn sạch sẽ, vệ sinh, ngăn nắp thì tại sao bạn lại không cố gắng làm cho nơi làm việc của bạn sạch sẽ, thoải mái, dễ chịu như ở nhà.

Chú ý: Để nâng cao SHITSUKE (Sẵn sàng) của nhân viên trong tổ chức/doanh nghiệp thì vai trò của người phụ trách cực kỳ quan trọng. Người phụ trách phải là tấm gương về 5S để mọi người noi theo.



6. Triển khai thí điểm mô hình KOSEN tại tường Đại học Điện lực

Ngày 20/02/2016, ông Hayashida Takayuki, cố vấn cao cấp JICA đã có chuyến thăm và làm việc trong Hội thảo về về những định hướng ứng dụng mô hình đào tạo tại  Trường đại học Điện Lực . Tham dự hội thảo có sự góp mặt của các chuyên gia JICA và các trường phòng/khoa của trường.



Trong buổi hội thảo, ông Hayashida Takayuki đã trình bày về kinh nghiệm của JICA trong việc ứng dụng mô hình KOSEN vào các trường tại Việt Nam, cụ thể là trường đại học Công Nghiệp Hồ Chí Minh cơ sở Thanh Hoá và mới đây đã đưa mô hình này ứng dụng tại trường Cao đẳng Công nghiệp Huế và trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên.  Ông Hayashida Takayuki nhấn mạnh, mô hình KOSEN tại Việt Nam không nhất thiết phải hoàn toàn 100% giống với Nhật Bản mà chỉ cần giữ được những sứ mệnh và mục tiêu cốt lõi. Do đó, các cố vấn của JICA luôn sẵn sàng đồng hành với trường trong quá trình triển khai chương trình KOSEN để tìm ra con đường phù hợp và hiệu quả nhất với điều kiện của nhà trường. Tiếp đó, ông Yoihic Nakano đã có bài thuyết trình về hệ thống và mô hình Kosen tại Nhật Bản. Ngoài ra, ông cũng chỉ ra những đặc điểm khác biệt của chương trình Kosen so với phương pháp giáo dục truyền thống như tập trung phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm và tự học hỏi – tư duy đã mang lại những thành tựu đáng kể cho các trường Kosen. Bên cạnh đó ông cũng đưa ra một số minh chứng cụ thể tại trường Matsue Kosen về các khoá học đào tạo làm việc nhóm, phát triển tư duy sáng tạo hay kĩ năng giải quyết vấn đề. Ông Nakano cũng giới thiệu mô hình PDCA (Plan - lập kế hoạch; Do - thực hiện; Check - kiểm tra; Action - hành động) và mô hình 5S (Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng).
 
 
Bạn cần hỗ trợ?